Đăng ký bản quyền sách năm 2024 có gì mới?

Đối với tác giả, sách nói riêng hay các ấn phẩm nói chung là đứa con tinh thần, được thai nghén, được tạo ra với nhiều tâm huyết của người viết, chính vì vậy mà pháp luật có các quy định về bảo hộ tác giả sách.

Trên thế giới, các quốc gia ban hành các quy định về bản quyền (hay còn được gọi là quyền tác giả) để bảo hộ các tác giả nhằm khuyến khích hoạt động sáng tạo, hạn chế các hành vi sao chép, gian lận. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin về đăng ký bản quyền sách mới nhất.

ban-quyen-sach

Mời bạn đọc theo dõi bài viết Đăng ký bản quyền sách năm 2024 có gì mới? của Công ty Luật CIS:

1. Bản quyền sách là gì?

Bản quyền (quyền tác giả) là quyền mà nhà nước trao cho các tác giả đã tự tạo ra những tác phẩm bằng trí tuệ và thời gian của mình cũng như quyền của nhà nước trao cho chủ sở hữu đã đầu tư cho các tác giả để tạo ra những tác phẩm đó.

Theo đó, Bản quyền sách là quyền mà nhà nước trao cho tác giả sáng tạo ra nội dung cuốn sách cũng như chủ sở hữu đang sở hữu cuốn sách đó, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tác giả, chủ sở hữu, đồng thời giúp họ kiểm soát tối đa việc sử dụng, sao chép, phân phối và công bố cuốn sách đó, cho phép tác giả/ chủ sở hữu độc quyền sử dụng và khai thác tác phẩm của mình.

Bản quyền sách bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản được quy định tại Điều 19 và Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, 2022:

Điều 19. Quyền nhân thân

Quyền nhân thân bao gồm:

1. Đặt tên cho tác phẩm.

Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này;

2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Điều 20. Quyền tài sản

1. Quyền tài sản bao gồm:

a) Làm tác phẩm phái sinh;

b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào tại địa điểm mà công chúng có thể tiếp cận được nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm;

c) Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

d) Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao tác phẩm dưới dạng hữu hình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

đ) Phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, bao gồm cả việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn;

e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, trừ trường hợp chương trình máy tính đó không phải là đối tượng chính của việc cho thuê.

2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện theo quy định của Luật này.

Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả và trả tiền bản quyền, các quyền lợi vật chất khác (nếu có) cho chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, các điều 25, 25a, 26, 32 và 33 của Luật này. Trường hợp làm tác phẩm phái sinh mà ảnh hưởng đến quyền nhân thân quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật này còn phải được sự đồng ý bằng văn bản của tác giả.

3. Chủ sở hữu quyền tác giả không có quyền ngăn cấm tổ chức, cá nhân khác thực hiện các hành vi sau đây:

a) Sao chép tác phẩm chỉ để thực hiện các quyền khác theo quy định của Luật này; sao chép tạm thời theo một quy trình công nghệ, trong quá trình hoạt động của các thiết bị để truyền phát trong một mạng lưới giữa các bên thứ ba thông qua trung gian hoặc sử dụng hợp pháp tác phẩm, không có mục đích kinh tế độc lập và bản sao bị tự động xóa bỏ, không có khả năng phục hồi lại;

b) Phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu để phân phối đối với bản gốc, bản sao tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc cho phép thực hiện việc phân phối.

dich-vu-lam-the-apec

2. Đăng ký bản quyền sách là gì?  

Đăng ký bản quyền sách là việc chủ sở hữu hay tác giả của tác phẩm sách trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức đại diện tiến hành nộp đơn đăng ký tác phẩm sách tại Cục Bản quyền tác giả để ghi nhận quyền tác giả đối với tác phẩm sách.

Tuy nhiên, việc thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền sách không phải là một thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả như đã nêu ở mục 1, mà một tác phẩm sách được sáng tạo ra thì đã được tự động bảo hộ mà không phải thông qua một thủ tục đăng ký nào, căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành:

Điều 49. Đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan

1. Đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

2. Việc nộp hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của Luật này.

3. Tại sao phải đăng ký bản quyền sách?

Như đã nêu ở mục 2, thủ tục đăng ký bản quyền sách KHÔNG PHẢI là thủ tục bắt buộc, tuy nhiên:

– Với thời đại công nghệ số, sách được phân phối một cách dễ dàng trên môi trường internet, do vậy, để đánh bản quyền (ngăn cấm người khác phân phối), chúng ta phải có Giấy chứng nhận bản quyền;

– Khi chuyển giao (bán) bản quyền cho người khác, Giấy chứng nhận bản quyền là giấy tờ quan trọng để bên mua và bên bán cùng an tâm ký hợp đồng;

– Đặc biệt, khi có tranh chấp xảy ra, nếu chủ sở hữu hay tác giả đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, thì sẽ không phải chứng minh quyền tác giả thuộc về mình. (khoản 3 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ)

Điều 49. Đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan

“Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.”

– Bên cạnh đó, đăng ký bản quyền sách là thủ tục rất cần thiết để đảm bảo cho người sáng tạo ra tác phẩm đó chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm. Việc đăng ký bản quyền sách đồng nghĩa với việc tuyên bố quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm viết này, vì để tạo ra một tác phẩm viết đòi hỏi cần có sự lao động trí óc, trí tuệ, thời gian và cả tài chính.

Vì thế để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tác phẩm viết (sách) cũng như tác giả tạo ra tác phẩm đó, đặc biệt khi có tranh chấp xảy ra thì tổ chức, cấ nhân NÊN thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

giay-chung-nhan-ban-quyen-sach

Hình ảnh: Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả do Cục Bản quyền cấp

4. Thủ tục đăng ký bản quyền sách năm 2024

Thủ tục đăng ký bản quyền sách năm 2024 sẽ thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Hoàn thiện sách (tác phẩm đăng ký) và chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký

Đối tượng đăng ký ở đây là tác phẩm sách hay còn gọi là tác phẩm viết. Bạn đọc cần hoàn thiện tác phẩm đăng ký và chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu, hồ sơ theo Mục 5 dưới đây.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền sách

Để nộp hồ sơ đăng ký bản quyền sách, chúng ta có thể lựa chọn nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện hoặc ủy quyền cho Tổ chức tư vấn dịch vụ quyền tác giả đến nộp tại các địa chỉ sau:

  • Cục Bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, thành phố Hà Nội;
  • Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh: số 170 Nguyễn Đình Chiểu, phường 6, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh;
  • Văn phòng đại diện tại thành phố Đà Nẵng: Số 01, Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng.

Bước 3: Cục Bản quyền tác giả thẩm định và cấp Giấy chứng nhận

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký, Cục Bản quyền tác giả sẽ tiến hành rà soát, phân loại, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ, thời hạn xử lý là 01 tháng. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả sẽ ra thông báo yêu cầu người nộp đơn sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ đã hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp đơn, thời hạn là 15 ngày làm việc.

dich-vu-dang-ky-ban-quyen-thuong-hieu

5. Hồ sơ đăng ký bản quyền sách năm 2024

Hồ sơ đăng ký bản quyền sách năm 2024 bao gồm các loại giấy tờ sau:

(1) Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm sách do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ. Theo mẫu tại đây (Tải về)

(2) Hai bản sao tác phẩm sách đăng ký;

(3) Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được ủy quyền;

(4) Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền;

  • Tài liệu chứng minh nhân thân đối với cá nhân: 01 bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;
  • Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý đối với tổ chức: 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập hoặc Quyết định thành lập;
  • Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do giao nhiệm vụ sáng tạo là quyết định giao nhiệm vụ hoặc xác nhận giao nhiệm vụ cho cá nhân thuộc đơn vị, tổ chức đó;
  • Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do giao kết hợp đồng sáng tạo là hợp đồng, thể lệ, quy chế tổ chức cuộc thi;
  • Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do được thừa kế là văn bản xác định quyền thừa kế có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật;
  • Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do được chuyển giao quyền là hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, mua bán, góp vốn bằng văn bản có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật;
  • Trong trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả phải có văn bản cam đoan về việc tự sáng tạo và sáng tạo theo quyết định hoặc xác nhận giao việc; hợp đồng; tham gia cuộc thi và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam đoan.
  • Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo quy định tại khoản này phải là bản gốc hoặc bản sao có công chứng, chứng thực;

(5) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm sách có đồng tác giả;

(6) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.

(7) Trường hợp trong tác phẩm có sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó theo quy định của pháp luật;

Trong đó các tài liệu số (3), (4), (5) (6) phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng/chứng thực. Các tài liệu gửi kèm hồ sơ nếu là bản sao phải có công chứng, chứng thực.

Trang 1 Tờ khai đăng ký bản quyền sách

6. Bản quyền sách được bảo hộ bao nhiêu năm?

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm sách (bản quyền sách) là khoản thời gian mà tác giả thực hiện các quyền mà pháp luật đã trao, khai thác và thu về những quyền và lợi ích hợp pháp từ việc khai thác tác phẩm. Theo đó, có 2 nhóm quyền được bảo hộ khác nhau như sau.

Các quyền nhân thân bao gồm: Đặt tên cho tác phẩm; Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; Được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm được bảo hộ vô thời hạn

Và các quyền:

  • Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm
  • Làm tác phẩm phái sinh;
  • Biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào tại địa điểm mà công chúng có thể tiếp cận được nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm;
  • Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
  • Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao tác phẩm dưới dạng hữu hình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
  • Phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, bao gồm cả việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn;

sẽ được bảo hộ đến suốt cuộc đời tác giả50 năm tiếp theo năm tác giả chết, trường hợp có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

7. Những lưu ý khi đăng ký bản quyền sách

Chúng ta cần lưu ý một số vấn đề để có thể tiết kiệm được thời gian đăng ký cũng như việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả trở nên dễ dàng hơn:

– Trước khi tiến hành đăng ký quyền tác giả, hãy chuẩn bị đầy đủ thông tin và tài liệu cần thiết;

– Đảm bảo kiểm tra xem tác phẩm mà bạn muốn đăng ký có phải là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả hay không;

– Tham khảo các quy định liên quan đến bản quyền trong Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam để đảm bảo quá trình đăng ký được thực hiện đúng quy định và bảo vệ quyền lợi của tác giả cũng như chủ sở hữu;

– Luôn cập nhậttheo dõi thông tin về hồ sơ đăng ký bản quyền sách để kịp thời bổ sung và khắc phục.

Đặc biệt, nếu tác phẩm sách của bạn là tác phẩm có nội dung liên quan tới y khoa, giáo dục và các lĩnh vực chuyên ngành, đặc thù khác thì cần có văn bản, giấy tờ xác nhận, thẩm định, phê duyệt của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

8. Dịch vụ đăng ký bản quyền sách năm 2024 của Công ty Luật CIS

Với kinh nghiệm hoạt động lâu dài, các Luật sư và chuyên viên của Công ty Luật CIS đã được đào tạo chuyên sâu về bản quyền tác giả và Sở hữu trí tuệ từ Cục Bản quyền tác giả và Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO), chúng tôi có đủ năng lực và kinh nghiệm để hỗ trợ bạn:

– Tư vấn đăng ký bản quyền tác phẩm sách.

– Hoàn thiện hồ sơ, theo dõi đơn đăng ký và phúc đáp với cơ quan đăng ký (nếu có).

– Tiếp nhận Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

– Khiếu nại các quyết định liên quan đến cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả

Để giải đáp thắc mắc về vấn đề nêu trên, Bạn vui lòng liên hệ thông tin bên dưới để được tư vấn và yêu cầu dịch vụ:

PHÒNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ – CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3911 8580             Hotline: 0919118580

Email: info@cis.vn