Con chưa ra đời có được nhận thừa kế?

Pháp luật hiện nay quy định cụ thể về việc nhận di sản thừa kế của thai nhi. Việc nhận di sản của thai nhi cũng cần đáp ứng các điều kiện theo quy định.

Trong bài viết này, Công ty Luật CIS sẽ thông tin chi tiết về vấn đề này.

1. Thừa kế là gì?

Thừa kế là việc chuyển tài sản, quyền, nghĩa vụ của người chết cho cá nhân còn sống, tổ chức còn tồn tại.

Thừa kế được chia thành 02 hình thức: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

– Thừa kế theo di chúc là việc một cá nhân, tổ chức nhận tài sản của người chết để lại theo ý chí của họ thông qua di chúc sau khi chết.

– Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

di-san-thua-ke

2. Tài sản thừa kế là gì?

Tài sản thừa kế hay Di sản thừa kế quy định tại Điều 612 Bộ luật dân sự hiện hành là tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong phần tài sản chung với người khác.

3. Ai là người được quyền hưởng di sản thừa kế?

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, về nguyên tắc, nếu như người đã chết có để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ chia thừa kế theo di chúc, nếu như không có di chúc sẽ chia thừa kế theo pháp luật.

Trong đó, những người thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 lần lượt theo thứ tự các hàng thừa kế như sau:

– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Lưu ý: Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau và những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

4. Thai nhi có được quyền hưởng thừa kế không?

Điều 613 Bộ luật dân sự hiện hành quy định về người thừa kế:

Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết“.

Ví dụ: Chị A đang mang thai với anh B và thai nhi được 2 tháng tuổi. Anh B chết khi em bé chưa chào đời. Anh B chết không để lại đi chúc. Anh B có cha, mẹ và chỉ có 1 người con duy nhất với chị A là đứa trẻ mà chị A đang mang thai:

– Trong trường hợp thai nhi được sinh ra và còn sống thì sẽ có 4 người được hưởng phần di sản của anh A là cha anh B, mẹ anh B, chị A và đứa trẻ, mỗi người được hưởng 1 phần bằng nhau (1/4 di sản anh B để lại).

– Trường hợp thai nhi sinh ra và chết ngay khi đó, hoặc chết, không hình thành trước khi sinh ra, thì sẽ có 3 người được hưởng phần di sản của anh A là cha anh B, mẹ anh B và chị A, mỗi người được hưởng 1 phần bằng nhau (1/3 di sản anh B để lại)

5. Phân chia thừa kế sau khi thai nhi ra đời (thừa kế theo pháp luật, thừa kế theo di chúc)

Tương tự như các đối tượng được hưởng thừa kế di sản khác, thai nhi nếu đáp ứng điều kiện được quyền hưởng thừa kế sẽ phân chia thừa kế theo 2 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế với điều kiện và trình tự thừa kế theo quy định của pháp luật, các trường hợp thừa kế theo pháp luật bao gồm:

  • Không có di chúc do người chết không để lại di chúc;
  • Di chúc không hợp pháp;
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
  • Cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản;
  • Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
  • Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
  • Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Trong trường hợp chia thừa kế theo pháp luật, tài sản thừa kế được chia theo thứ tự cho các hàng thừa kế, khi hàng thừa kế trước không còn ai (do chết, không có quyền hưởng di sản hoặc bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản) thì hàng thừa kế sau mới được hưởng.

Các hàng thừa kế bao gồm:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Như vậy, thai nhi thuộc một trong các hàng thừa kế của người chết thì được hưởng di sản theo thứ tự các hàng thừa kế.

Trường hợp 2: Thừa kế theo di chúc

Khi người chết để lại di chúc và di chúc hợp pháp, thai nhi được hưởng thừa kế trong các trường hợp:

Thừa kế theo chỉ định trong di chúc hợp pháp của người đã chết (phần hưởng không ít hơn 2 phần 3 phần hưởng của một suất thừa kế theo pháp luật).

– Thừa kế 2 phần 3 phần hưởng của người thừa kế theo pháp luật nếu người lập di chúc không cho hưởng di sản, hoặc phần tài sản được hưởng theo di chúc ít hơn 2 phần 3 suất thừa kế theo pháp luật. Đây là trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015.

6. Tài sản thừa kế của thai nhi do ai quản lý?

Tài sản thừa kế là tài sản riêng của người hưởng di sản thừa kế nếu không có thỏa thuận khác.

Điều 76 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về việc quản lý tài sản riêng của con như sau:

– Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý;

– Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác;

– Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự; người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

– Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của Bộ luật dân sự.

Trên đây là thông tin về Chưa ra đời – Mẹ đang mang thai – Có được nhận di sản thừa kế ?. Nếu bạn có vướng mắc hay có nội dung nào chưa rõ về vấn đề này hoặc cần hỗ trợ pháp lý, hãy liên hệ ngay với Luật sư Công ty Luật CIS theo thông tin sau:

CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3911 8581 – 0938 548 101

Email: info@cis.vn