Thủ tục xin giấy chứng nhận hưởng 100% bảo hiểm y tế năm 2024

Nếu bạn có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh (KCB) khi đi KCB đúng tuyến trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, thì sẽ được hưởng 100% chi phí KCB trong phạm vi thanh toán của quỹ BHYT cho đến hết ngày 31/12 của năm đó. Để được hưởng quyền lợi này, bạn cần xin “Giấy chứng nhận không cùng chi trả”. Ngày 16/07/2024, cơ quan BHXH vừa ban hành hướng dẫn mới về thủ tục để xin cấp Giấy này.

Vì vậy, trong bài viết ngày hôm nay Công ty Luật CIS sẽ cung cấp đến bạn những thông tin chi tiết về Thủ tục xin Giấy chứng nhận không cùng chi trả” như điều kiện được cấp giấy, thủ tục cấp giấy, thành phần hồ sơ, v.v…và đặc biệt, Công ty Luật CIS sẽ hướng dẫn bạn cách xem số tiền đã cùng chi trả BHYT trong năm.

1. Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả BHYT

giay-chung-nhan-khong-cung-chi-tra

Căn cứ theo điểm m khoản 2 Điều 3 Quyết định 1399/QĐ-BHXH, điều kiện được cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả như sau:

– Tham gia BHYT 5 năm liên tục, trong đó được phép gián đoạn tối đa 3 tháng.

– Khám, chữa bệnh đúng tuyến

– Số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, hiện nay, mức lương cơ sở là 2,34 triệu/tháng. Như vậy, bạn cần chi trả ít nhất là 14.040.000 đồng.

Điều 3. Trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện

m) Cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm cho người tham gia BHYT đã có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục và số tiền cùng chi trả trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở (trừ các trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến)

2. Cách xem số tiền cùng chi trả

Một trong những điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả là số tiền cùng chi trả trong năm phải lớn hơn 06 tháng lương cơ sở – tức lớn hơn 14.040.000 đồng . Vì vậy, ở mục này Công ty Luật sẽ hướng dẫn bạn đọc cách xem số tiền cùng chi trả. Thực tế, khi đi khám chữa bệnh, đặc biệt là đối với những người đi khám, chữa bệnh nhiều lần, chúng ta thường khó theo dõi số tiền mà chúng ta đã cùng chi trả. Hiện tại, có 2 cách để xem như sau:

∗ Cách thứ nhất: Theo dõi chi phí cùng chi trả trên “Bảng kê chi phí điều trị” đính kèm hoá đơn.

Trong phần cuối của bảng kê, bệnh viện có liệt kê từng khoản rõ ràng như ví dụ dưới đây

bao-hiem-y-te

Trong đó, bạn có thể thấy phần chi phí liệt kê gồm:

– Số tiền quỹ BHYT thanh toán: 423.082 đồng

– Người bệnh trả, trong đó:

+ Cùng trả trong phạm vi: số tiền 105.770 đồng

+ Các khoản phải trả khác

Phần “cùng trả trong phạm vi” số tiền 105.770 đồng chính là số tiền cùng chi trả để tính làm điều kiện cấp Giấy cùng chi trả trong năm. Tuy nhiên, như ví dụ trên thì số tiền cùng chi trả trong một lần là chưa đáp ứng đủ điều kiện và người bệnh cần phải tích luỹ các “Bảng kê chi phí điều trị” trong một năm đến khi đủ số tiền cùng chi trả theo quy định – tức đủ 14.040.000 đồng. Điều này gây bất tiện và có thể thất lạc các giấy tờ, thay vào đó bạn có thể thực hiện cách thứ hai.

dich-vu-lam-the-apec

∗ Cách thứ 2: Sử dụng ứng dụng VssID

Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng VssID

Bước 2: Vào mục Sổ khám chữa bệnh, chọn biểu tượng con mắt. Sau đó, bạn có thẻ xem được chi phí cùng chi trả

cung-chi-tra-bhyt

Như ảnh cuối cùng, bạn đọc có thể thấy mục chi phí Bệnh nhân thanh toán chính là số tiền mà người bệnh đã cùng chi trả trong năm

Lưu ý: Ứng dụng VssID chỉ ghi nhận số tiền trong danh mục phạm vi chi trả của BHYT. Số tiền mà người bệnh đóng ngoài danh mục phạm vi chi trả của BHYT sẽ không thể hiện trên VssID

3. Trình tự thực hiện để được cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm

Khi thỏa mãn các điều kiện trên, để được cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm, Người bệnh hoặc thân nhân thực hiện các bước sau để được cấp Giấy:

Bước 1: Lập và nộp hồ sơ trực tuyến hoặc trực tiếp tại cơ quan BHXH nơi cấp thẻ BHYT hoặc qua dịch vụ công ích.

Bước 2: Cơ quan BHXH tiếp nhận và thụ lý hồ sơ

Bước 3: Nhận kết quả thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nhận trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH.

Thời hạn giải quyết của cơ quan BHXH là từ 01 đến 10 ngày làm việc tùy từng trường hợp mà bạn đọc tham gia BHYT trên địa bàn một tỉnh hoặc ngoại tỉnh.

dich-vu-dang-ky-ban-quyen-thuong-hieu

4. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm

Theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm thẹo Quyết định 1003/QĐ-BHXH năm 2024, Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị xin cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả bao gồm:

– Thứ nhất là Bản chụp kèm bản chính để đối chiếu thẻ BHYT. Nếu thẻ BHYT chưa có ảnh thì cần thêm một trong các giấy tờ chứng minh về nhân thân có ảnh hợp lệ như: Thẻ Căn cước công dân, Hộ chiếu, Thẻ học sinh, Thẻ sinh viên, Giấy phép lái xe hoặc một loại giấy tờ có ảnh hợp lệ khác) ….

– Thứ hai là bản chính Giấy ra viện, phiếu khám bệnh hoặc sổ khám bệnh của lần KCB đề nghị thanh toán

– Thứ ba là bản chính hoá đơn, biên lai thu viện phí và các chứng từ liên quan khác. Nếu người bệnh cần sử dụng biên lai, hoá đơn cho mục đích khác thì cơ quan BHXH chụp Hoá đơn, biên lai và ký xác nhận trên bản chụp, trả bản chính cho người bệnh. Nếu người bệnh làm thất lạc Hoá đơn, Biên lai bản chính thì nộp bản chụp các giấy tờ này có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh hoặc Bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh

Lưu ý, nếu bạn nộp bản sao qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tuyến, khi nhận kết quả phải xuất trình bản chính hoặc bản chụp có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh để cơ quan BHXH đối chiếu.