So sánh rút BHXH 1 lần và hưởng lương hưu qua ví dụ cụ thể

Khi sắp đóng đủ 20 năm BHXH, người lao động sẽ đứng giữa hai con đường: một là nghỉ việc để rút tiền BHXH một lầnhai là đóng tiếp, có thể là theo diện đóng BHXH bắt buộc theo Hợp đồng lao động hoặc đóng BHXH tự nguyện, và chờ đến tuổi nghỉ hưu để lãnh tiền lương hưu hàng tháng.

Và hiện nay có xu hướng người lao động lựa chọn rút BHXH 1 lần nhiều hơn là chờ lãnh lương hưu! Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia về chính sách bảo hiểm xã hội thì lãnh lương hưu mới là lựa chọn tốt nhất và số tiền cao hơn là rút BHXH 1 lần.

Vậy, cụ thể lựa chọn nào là người lao động sẽ được số tiền cao hơn? Hãy cùng xem ví dụ và phân tích trong bài viết này của Công ty Luật!

1. Ví dụ trường hợp sắp đóng đủ 20 năm BHXH và đủ tuổi nghỉ hưu

Ví dụ: Ông A làm việc theo Hợp đồng lao động từ ngày 01/01/2006 liên tục đến nay. Năm nay, ông A đủ  60 tuổi, nghĩa là năm 2025, ông A sẽ đủ tuổi nghỉ hưu và cũng tròn 20 năm đóng BHXH để được hưởng chế độ hưu trí. Giả định, mức tiền lương đóng BHXH của ông A là 10.000.000đ/tháng không đổi từ trước đến nay. Đây chỉ là giả định con số để cho ra kết quả theo các phương án khác nhau để chúng ta dễ so sánh.

Giả định, ông A đang phân vân nên nghỉ hưu đúng tuổi để nhận lương hưu hay nhận BHXH 1 lần.

2. Lựa chọn rút tiền BHXH một lần

Bài toán 1: ông A lựa chọn rút tiền bảo hiểm xã hội một lần. Trường hợp này, ông A sẽ nghỉ việc và nhưng đóng BHXH trong năm 2025 và trước tháng 12.

Nếu ông A chọn cách này, các khoản tiền ông A sẽ nhận được gồm:

– Thứ nhất là tiền “trợ cấp thất nghiệp”

Ông A sẽ được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp, số tiền ông A được nhận là:

10.000.000 đồng * 60% = 6.000.000 đồng/ tháng

Ông A được nhận tối đa 12 tháng, tương đương số tiền: 72.000.000 đồng.

Để biết chi tiết về ĐIỀU KIỆN & THỦ TỤC nhận trợ cấp thất nghiệp, bạn đọc có thể truy cập tại đây.  

dich-vu-lam-the-apec

– Thứ hai là tiền BHXH một lần:

Tiền BHXH một lần sẽ được tính dựa trên thời gian đóng BHXH và tiền lương bình quân tháng đóng BHXH của ông A, theo đó, trong giai đoạn từ năm 2014 trở về trước (2006), ông A được 1.5 tháng tiền lương bình quân trên 1 năm đóng BHXH (9 năm), từ năm 2014 trở về sau (2024) thì ông A được 2 tháng lương bình quân trên 1 năm đóng BHXH (10 năm).

Theo đó, số tiền BHXH 1 lần ông A được nhận là:

(1.5 * 9 năm (từ 2006-2014) * 14.810.526) + (2 * 10 năm (từ 2015-2024) * 14.810.526) = 494.802.621 đồng.

Trong đó, 14.810.526 là mức bình quân tiền lương đóng BHXH trong 19 năm của ông A, áp dụng với mức lương 10.000.000 đồng/tháng và đã tính hệ số trượt giá theo quy định của BHXH.

Để biết chi tiết về điều kiện, thủ tục nhận tiền BHXH 1 lần, cách tính chi tiết và hệ số trượt giá BHXH, mời bạn đọc xem thêm các bài viết sau đây:

Như vậy, tổng 2 khoản tiền tối đa ông A nhận được nếu chọn Rút BHXH 1 lần, sau 1 năm là khoảng 566.000.000 đồng (Trợ cấp thất nghiệp 12 tháng: 72.000.0000đ + Tiền BHXH 1 lần: 494.802.621đ)

dich-vu-dang-ky-ban-quyen-thuong-hieu

3. Lựa chọn tiếp tục đóng BHXH và lãnh lương hưu

Bài toán 2: ông A nghỉ làm việc, đóng BHXH đến tuổi nghỉ hưu.

Trường hợp này, ông A sẽ nghỉ việc vào tháng 12/2025. Nếu ông A chọn cách này, ông A sẽ hưởng chế độ hưu trí.

Do khi nghỉ hưu, ông A đã đóng BHXH đủ 20 năm và cũng đủ tuổi nghỉ hưu (61 tuổi 3 tháng vào năm 2025) thì mức lương hưu hàng tháng ông A nhận được sẽ bằng:

14.810.526 đồng * 45% = 6.664.736 đồng / tháng

14.810.526 là mức bình quân tiền lương đóng BHXH trong 19 năm của ông A, áp dụng với mức lương 10.000.000 đồng/tháng và đã tính hệ số trượt giá theo quy định của BHXH và Ông A được hưởng lương hưu hàng tháng LIÊN TỤC cho đến khi ông A qua đời.

Theo số liệu thống kê của ngành BHXH, tuổi thọ trung bình của nam giới là 71 tuổi, trường hợp ông A thì tạm tính số tiền lương hưu trong 10 năm, tương đương khoảng: 800.000.000 đồng, chưa tính thêm hệ số trượt giá hàng năm. Đến khi ông A qua đời, thì gia đình ông A còn được nhận:

  • Trợ cấp tuất một lần với số tiền tối thiểu bằng 3 tháng lương hưu (khoảng 20.000.000 đồng)
  • Tiền trợ cấp mai táng (hiện nay là 18.000.000 đồng).

Theo đó, số tiền ông A và gia đình ông A nhận được có thể hơn 820.000.000 đồng (cao hơn số tiền ông A rút BHXH 1 lần vào năm 2024)

Nếu chọn lãnh lương hưu hàng tháng thì ông A còn được miễn phí thẻ BHYT[1] với mức hưởng 100% khi đi khám ở tuyến xã hoặc cho mỗi lần KCB dưới 223.500 đồng, và mức 95% đối với các trường hợp còn lại (đúng tuyến)[2]

Như vậy, qua ví dụ trên, nếu không kể đến các chế độ đặc thù dành cho người lãnh lương hưu như bảo hiểm y tế, trợ cấp tuất, trợ cấp mai táng… thì số tiền người lao động nhận được khi đóng đủ 20 năm BHXH đồng thời đủ tuổi nghỉ hưu sẽ luôn cao hơn so với rút BHXH 1 lần.

4. Hướng xử lý khi đóng gần đủ 20 năm BHXH nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu

Thực tế hiện nay thường có trường hợp khi thất nghiệp thì người lao động đã đóng gần đủ 20 năm BHXH nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu, theo đó, sẽ có 2 hướng xử lý:

– Một là, nếu người lao động thuộc các trường hợp được về hưu trước tuổi thì người lao động có thể nghỉ sớm tối đa đến 10 năm so với tuổi nghỉ hưu mà vẫn được hưởng đầy đủ chế độ như nghỉ hưu đúng tuổi.

Xem thêm: Các trường hợp nghỉ hưu trước tuổi.

– Hai là, nếu người lao động không thuộc các trường hợp được về hưu trước tuổi thì tùy nguyện vọng và điều kiện, hoàn cảnh của người lao động mà người lao động có thể lựa chọn tham gia BHXH tự nguyện cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu để được lãnh lương hưu hàng tháng và các chế độ an sinh xã hội đặc thù dành cho người đang lãnh lương hưu hoặc rút tiền BHXH 1 lần.

[1] Khoản 1 Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP

[2] Khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP

CIS LAW FIRM

Địa chỉ: 109 Hoàng Sa, Phường Đakao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3911 8581 – 3911 8582             Hotline: 0916 568 101

Email: info@cis.vn