Làm hộ chiếu Việt Nam cho Việt Kiều năm 2024 (hướng dẫn cấp hộ chiếu tại LSQ VN)

Trong nhiều nay trở lại đây, số lượng Việt kiều về Việt Nam tăng mạnh, với nhiều mục đích khác nhau, như: làm việc, đầu tư, thăm thân, hồi hương,… Để thuận tiện trong các thủ tục, Việt kiều thường xin song tịch hoặc xin cấp hộ chiếu Việt Nam.

lam-ho-chieu-cho-Viet-Kieu

Bài viết dưới đây, Công ty Luật CIS sẽ hướng dẫn thủ tục làm hộ chiếu Việt Nam cho Việt Kiều. Mời bạn đọc theo dõi!

1. Ai được cấp hộ chiếu Việt Nam?

Hộ chiếu Việt Nam là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, những người là công dân Việt Nam sẽ được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước Việt Nam xem xét cấp hộ chiếu Việt Nam để sử dụng.

mau-ho-chieu-viet-nam

Hiện nay, có 03 mẫu hộ chiếu:

  • Hộ chiếu ngoại giao, trang bìa màu nâu đỏ;
  • Hộ chiếu công vụ, trang bìa màu xanh lá cây đậm;
  • Hộ chiếu phổ thông, trang bìa màu xanh tím.

2. Lợi ích của Việt kiều có hộ chiếu Việt Nam

Khi có hộ chiếu Việt Nam, Việt kiều sẽ có những thuận tiện sau:

Nhập cảnh vào Việt Nam nhanh chóng mà không cần xin visa;

  • Không bị giới hạn thời gian lưu trú tại Việt Nam;
  • Đứng tên nhà đất tại Việt Nam;
  • Dễ dàng hơn thực hiện các thủ tục đăng ký thường trú tại Việt Nam hay còn gọi là đăng ký song tịch.

dich-vu-dang-ky-ban-quyen-thuong-hieu

3. Điều kiện để Việt kiều được cấp hộ chiếu Việt Nam

Để được cấp hộ chiếu Việt Nam, Việt kiều phải cung cấp được một trong các giấy tờ như liệt kê sau đây và chưa từng làm thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị tước quốc tịch Việt Nam:

  • Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh;
  • Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân;
  • Giấy thông hành;
  • Hoặc giấy tờ khác do Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đến trước ngày 01/7/2009, trong đó có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc thông tin liên quan đến quốc tịch hay công dân Việt Nam.

4. Trình tự thủ tục xin cấp hộ chiếu Việt Nam cho Việt kiều

Để được cấp Hộ chiếu Việt Nam, Việt kiều cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ

Việt kiều chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn tại Mục 5 và nộp hồ sơ tại:

– Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước người nơi đang cư trú đối với trường hợp xin cấp hộ chiếu lần đầu.

– Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi thuận lợi đối với trường hợp xin cấp hộ chiếu từ lần thứ hai trở đi.

Bước 2: Cơ quan đại diện Tiếp nhận và xem xét hồ sơ

– Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài tiếp nhận và xem xét hồ sơ.

– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thông tin và căn cứ để cấp hộ chiếu, Đại sứ quán/ Lãnh sự quán có thể yêu cầu cung cấp bổ sung thông tin (lý lịch nhân thân; địa chỉ thường trú hoặc tạm trú ở trong nước trước khi xuất cảnh; giấy tờ sử dụng để xuất/nhập cảnh; và thông tin về thân nhân tại Việt Nam…)

– Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Đại sứ quán sẽ chuyển thông tin của người xin cấp hộ chiếu lần đầu đến Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an để xác minh theo thẩm quyền để tiến hành thủ tục xác minh nhân thân. Thời gian xác minh phụ thuộc vào từng hồ sơ cụ thể.

Bước 3: Trả kết quả

– Hộ chiếu chỉ được cấp sau khi có kết quả xác minh nhân thân và duyệt cấp hộ chiếu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

– Khi nhận kết quả, Việt kiều đến nhận trực tiếp tại trụ sở các cơ quan theo giấy biên nhận hồ sơ.

– Trường hợp chưa đủ điều kiện cấp hộ chiếu, Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài trả lời bằng văn bản cho Việt kiều và nêu lý do.

dich-vu-lam-the-apec

5. Hồ sơ xin hộ chiếu Việt Nam gồm những gì?

Việt kiều muốn xin cấp hộ chiếu Việt Nam cần chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ như sau:

  • Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu có dán ảnh (Theo mẫu).
  • 02 ảnh chụp (không quá 06 tháng, cỡ 4 x 6 cm, mặt nhìn thẳng đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục lịch sự, phông ảnh nền trắng).
  • Sơ yếu lý lịch (Theo mẫu).
  • Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh/ Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân; Giấy thông hành/ Hoặc giấy tờ khác do Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đến trước ngày 01/7/2009, trong đó có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc thông tin liên quan đến quốc tịch hay công dân Việt Nam;
  • Giấy tờ chứng minh Việt kiều đang thường trú hợp pháp tại nước sở tại (hộ chiếu nước ngoài, giấy chứng nhận có quốc tịch nước ngoài,…).
  • Giấy tờ đã nộp lệ phí.

Lưu ý:Tại Lãnh sự quán Việt Nam ở mỗi quốc gia sẽ yêu cầu thêm một số loại giấy tờ, tài liệu, do đó, Việt kiều cần liên hệ Lãnh sự quán tại quốc gia đang ở để chuẩn bị theo yêu cầu.

6. Việt kiều mang hộ chiếu Việt Nam có được đứng tên nhà đất tại Việt Nam không?

Theo khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2013 có quy định như sau:

Điều 186. Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Như vậy, để xác định Việt kiều có được đứng tên nhà đất tại Việt Nam hay không thì phải xác định Việt kiều đó có thuộc trường hợp được sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam hay không.

Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật gồm:

Điều 7. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam (Luật Nhà ở 2014)

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.

Như vậy, có thể thấy Việt kiều mang hộ chiếu Việt Nam có thể được đứng tên nhà đất tại Việt Nam.

7. Dịch vụ làm hộ chiếu Việt Nam cho Việt kiều của Công ty Luật CIS

Với bề dày kinh nghiệm trong việc thực hiện các thủ tục xin cấp hộ chiếu Việt Nam, đăng ký thường trú cho Việt Kiều, Công ty Luật CIS tự hào hỗ trợ cho nhiều Việt Kiều tại Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Pháp… xin cấp hộ chiếu Việt Nam và đăng ký thường trú về Việt Nam thành công.

luat-su-song-tich-viet-kieu

Những lợi thế khi sử dụng dịch vụ tại Công ty Luật CIS:

  • Tư vấn điều kiện, trình tự thủ tục xin cấp hộ chiếu Việt Nam, đăng ký thường trú .
  • Có dịch vụ dịch, công chứng dịch, hợp pháp lãnh sự các tài liệu phục vụ cho việc đăng ký thường trú.
  • Hỗ trợ trích lục, hoàn thiện đầy đủ hồ sơ đăng ký thường trú tại Việt Nam cho khách hàng.
  • Hướng dẫn, đại diện, cùng Việt kiều thực hiện thủ tục xin đăng ký thường trú tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý khác sau khi đã được cơ quan Nhà nước chấp thuận đăng ký thường trú tại Việt Nam.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về Làm hộ chiếu Việt Nam cho Việt Kiều năm 2024. Nếu bạn có vướng mắc hay bạn có nội dung nào chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý, hãy liên hệ ngay với Luật sư của Công ty Luật CIS theo thông tin sau:

PHÒNG PHÁP LÝ CÔNG TY LUẬT CIS

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3911 8581 – 3911 8582             Hotline: 0916 568 101

Email: info@cis.vn