Dịch vụ xin cấp mới Thẻ APEC ở TP.HCM năm 2024

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi giao lưu và hợp tác kinh tế, các quốc gia trong khối APEC đã cùng thống nhất và thông qua chương trình thẻ APEC, theo đó, doanh nhân các quốc gia trong khối được tự do nhập cảnh mà không cần xin thị thực (visa) nếu có thẻ Apec. Thông qua bài viết dưới đây, Công ty Luật CIS muốn giới thiệu đến các bạn về thẻ APEC và đặc biệt là thủ tục xin cấp mới thẻ APEC ở TP.HCM năm 2024.

1. Thẻ APEC là gì

Thẻ Apec (hay còn gọi là Thẻ ABTC: viết tắt của APEC Business Travel Card) là một loại visa đặc biệt được cấp cho doanh nhân dùng để nhập cảnh (mà không cần xin visa) vào 19 nước thành viên APEC gồm: Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Nga, Singapore, Indonesia, Malaysia, Thailand, Philippines, New Zealand, Mêxicô, Chilê, Brunây, Pêru, Papua New Guinea và Việt Nam. Ở Việt Nam, thẻ Apec do Cục xuất nhập cảnh cấp và quản lý.

Thẻ Apec có hai dạng gồm: thẻ cứng và thẻ điện tử, cả hai dạng thẻ đều có giá trị pháp lý như nhau và doanh nhân có quyền lựa chọn cấp thẻ APEC cứng hoặc thẻ APEC điện tử.

Thẻ ABTC cứng là một dạng thẻ có kích thước hình chữ nhật, được in trên chất liệu đặc biệt theo công nghệ chung của các nền kinh tế thành viên khối Apec và đáp ứng tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế.

the-apec

Thẻ ABTC điện tử là một dạng thẻ được cấp trên giao diện điện tử thông qua ứng dụng ABTC trên thiết bị điện tử thông minh có kết nối mạng internet.

the-apec-dien-tu

2. Ai được cấp thẻ APEC ở TP.HCM năm 2024

Theo quy định của luật hiện hành, các doanh nhân là người có quốc tịch Việt Nam và nắm giữ các chức vụ quan trọng hoặc các chức vụ có liên quan đến vấn đề kinh doanh, dịch vụ, đầu tư, xuất nhập khẩu, thương mại, … trong các doanh nghiệp Việt Nam sẽ thuộc đối tượng được xem xét cấp thẻ APEC, cụ thể:

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân;
  • Chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên;
  • Thành viên hội đồng quản trị, thành viên hội đồng thành viên;
  • Giám đốc, tổng giám đốc;
  • Phó giám đốc, phó tổng giám đốc;
  • Giám đốc bộ phận; kế toán trưởng hoặc trưởng phòng các bộ phận liên quan trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh, thương mại, xuất nhập khẩu, đầu tư, …;
  • Trưởng chi nhánh của doanh nghiệp;
  • Các chức danh tương đương khác.

dich-vu-dang-ky-ban-quyen-thuong-hieu

3. Lợi ích khi sử dụng thẻ APEC

Doanh nhân sở hữu thẻ Apec sẽ có những lợi ích vượt trội như sau:

  • Doanh nhân được tự do đi lại qua 19 nước thành viên thuộc khối APEC đã kể trên mà không cần phải xin visa.
  • Tiết kiệm chi phí và thời gian: về nguyên tắc, khi nhập cảnh vào một quốc gia khác, chúng ta phải có visa. Ở nhiều quốc gia, thủ tục giải quyết cấp visa mất khá nhiều thời gian (trung bình 30 ngày), đồng thời, chi phí cấp visa khá cao. Như vậy, thay vì mỗi lần đi là mỗi lần làm thủ tục, thì việc xin thẻ Apec chỉ thực hiện một lần, điều đó tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí.
  • Thời hạn sử dụng Thẻ Apec lâu dài lên đến 5 năm, đồng thời không giới hạn số lần sử dụng.
  • Khi sở hữu thẻ Apec, doanh nhân hoàn toàn chủ động trong việc sắp xếp lịch trình đi lại, ngay cả khi phải xuất cảnh đột xuất, thì việc này đều nằm trong tầm kiểm soát.
  • Được ưu tiên giải quyết các thủ tục nhập cảnh tại cửa khẩu.
  • Không cần phải làm thủ tục lưu trú khi nhập cảnh vào 19 quốc gia thuộc khối APEC
  • Mỹ và Canada cũng là hai quốc gia thuộc khối APEC tuy nhiên hai quốc gia này không tham gia vào chương trình thẻ APEC. Tuy nhiên doanh nhân sẽ được ưu tiên xem xét khi xin visa đi Mỹ hoặc Canada.

dich-vu-lam-the-apec

4. Điều kiện xin cấp mới thẻ APEC ở TP.HCM năm 2024

Để được cấp thẻ Apec, doanh nhân và công ty nơi doanh nhân đang làm việc phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Quyết định số 09/2023/QĐ-TTg ngày 12/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, cấp và quản lý thẻ đi lại doanh nhân APEC và Quy chế về xét cho phép sử dụng thẻ đi lại của doanh nhân Apec thuộc Thành Phố Hồ Chí Minh. Các điều kiện này được chia thành 2 nhóm như sau:

∗ Nhóm 1: Điều kiện đối với doanh nhân xin cấp thẻ APEC:

– Từ đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự;

– Đang làm việc, giữ chức vụ thực tế tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị cho phép sử dụng thẻ ABTC;

– Doanh nhân có tham gia đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ theo quy định của pháp luật, trừ một số trường hợp không bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội;

– Hộ chiếu của doanh nhân còn hạn sử dụng ít nhất là 5 năm kẻ từ ngày xét duyệt hồ sơ làm thẻ APEC

– Doanh nhân phải thường xuyên đi công tác nước ngoài tới các nước thuộc khối APEC nhằm hợp tác kinh doanh, thương mại, đầu tư và dịch vụ với các đối tác.

– Không thuộc các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh theo quy định tại Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

∗ Nhóm 2: Điều kiện đối với doanh nghiệp nơi doanh nhân công tác

– Công ty hoạt động liên tục từ 12 tháng trở lên, chấp hành đúng quy định của pháp luật về thuế, BHXH, lao động, thương mại, hải quan và các quy định khác liên quan.

– Công ty có các hoạt động hợp tác kinh doanh, thương mại, đầu tư và dịch vụ trực tiếp với các đối tác thuộc khối APEC (bao gồm 19 nước đã kể tên ở Mục 1).

– Công ty phải chấp hành tốt quy định của pháp luật về thuế, BHXH, lao động, thương mại và các quy định khác liên quan.

– Công ty có nhu cầu cử nhân sự đi lại thường xuyên, ngắn hạn để thực hiện các hoạt động hợp tác kinh doanh, thương mại, đầu tư, dịch vụ hoặc các mục đích kinh tế khác tại các nền kinh tế thành viên APEC.

– Công ty có doanh thu tối thiểu 10 tỷ đồng hoặc có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tối thiểu tương đương 10 tỉ đồng trong năm gần nhất.

5. Các bước xin cấp mới thẻ APEC ở TP.HCM năm 2024

Để xin cấp mới thẻ APEC ở TP.HCM cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Xin quyết định chấp thuận của UBND TP.HCM về việc cho phép doanh nhân sử dụng thẻ APEC.

– Doanh nhân cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ hoàn chỉnh như hướng dẫn ở Mục 6.

– Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, doanh nhân tiến hành nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM sẽ tiến hành chuyển hồ sơ và lấy ý kiến của 5 cơ quan ban ngành về việc chấp hành các quy định pháp luật của doanh nhân bao gồm: Công an TP.HCM, Cục Thuế TP.HCM, Cơ quan Bảo hiểm xã hội TP.HCM, Cục hải quan TP.HCM và Sở Công thương.

– Sau khi nhận được văn bản của 5 cơ quan ban ngành phản hồi về tình hình chấp hành pháp luật của Công ty và doanh nhân, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM sẽ tổng hợp và trình UBND TP.HCM xem xét chấp thuận cho Doanh nhân sử dụng thẻ APEC. Nếu được thông qua, doanh nhân sẽ nhận Quyết định cho phép doanh nhân sử dụng thẻ APEC của UBND TP.HCM và tiếp tục chuyển sang bước 2.

dich-vu-lam-the-apec

Bước 2Sau khi nhận Quyết định cho phép doanh nhân sử dụng thẻ APEC của UBND TP.HCM ở bước 1, doanh nhân nộp hồ sơ xin cấp thẻ APEC tại Cục Quản lý Xuất nhập cảnh.

– Đầu tiên doanh nhân chuẩn bị 1 bộ hồ sơ như hướng dẫn ở Mục 6 và nộp cho Cục QLXNC (số 337 đường Nguyễn Trãi, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).

– Sau khi nhận được bộ hồ sơ hoàn chỉnh, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh sẽ tiến hành hỏi ý kiến của 18 quốc gia thuộc khối APEC.

– Sau khi nhận được ý kiến của các quốc gia, Cục QLXNC sẽ cấp Thẻ Apec cho Doanh nhân. Ở mặt trước là các thông tin cơ bản của doanh nhân và số thẻ APEC, mặt sau của thẻ sẽ bao gồm số hộ chiếu và có tên các quốc gia chấp thuận cho phép doanh nhân sử dụng thẻ.

xin-cap-the-apec

6. Hồ sơ xin cấp mới thẻ APEC ở TP.HCM năm 2024

Việc xin cấp thẻ mới thẻ APEC ở TP.HCM sẽ trải qua hai bước, do đó hồ sơ cần chuẩn bị ở hai bước là khác nhau, cụ thể:

∗ Hồ sơ cần chuẩn bị ở Bước 1Xin quyết định chấp thuận của UBND TP.HCM về việc cho phép doanh nhân sử dụng thẻ APEC – gồm:

  • Văn bản đề nghị cho phép sử dụng thẻ APEC theo mẫu (Tải mẫu CV01);
  • Bản sao hộ chiếu của doanh nhân;
  • Bản sao hợp đồng hoặc hóa đơn chứng từ ngoại thương với 1 nước trong khối APEC thời hạn không quá 02 năm;
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Báo cáo chi tiết các khoản thuế và bảo hiểm xã hội trong 12 tháng tính đến thời điểm đề nghị xin cấp thẻ APEC.
  • Quyết định bổ nhiệm chức vụ của doanh nhân;
  • Giấy tờ liên quan đến việc tham gia bảo hiểm xã hội;
  • Hợp đồng lao động của doanh nhân (nếu doanh nhân đó không phải là thành viên sáng lập hoặc chủ của doanh nghiệp);
  • Trong trường hợp doanh nhân nhờ người nộp hồ sơ hoặc nhờ đại diện làm giúp hồ sơ thì cần phải có giấy ủy quyền.

∗ Hồ sơ cần chuẩn bị ở Bước 2 Xin cấp thẻ APEC tại Cục Quản lý Xuất nhập cảnh – gồm:

  • Tờ khai đề nghị cấp thẻ theo mẫu (Tải mẫu X06);
  • 02 ảnh mới chụp, cỡ 3cm x 4cm, đầu để trần, mặt nhìn thẳng, không đeo kính màu, phông nền màu trắng;
  • Văn bản cho phép sử dụng thẻ APEC của UBND TP.HCM;
  • Văn bản đề nghị cấp thẻ APEC do lãnh đạo của công ty ký (Tải mẫu CV02);
  • Bản sao hộ chiếu của doanh nhân;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

7. Những khó khăn thường gặp khi xin cấp mới thẻ APEC

Nếu doanh nhân hoặc công ty tự làm thẻ, có thể sẽ có một vài tình huống phát sinh như:

– Hồ sơ bị thiếu hoặc bị sai: doanh nhân, công ty không chuẩn bị đủ, đúng tài liệu như hướng dẫn tại Mục 6.

– Doanh nhân và công ty có thể sẽ bị buộc phải giải trình và chứng minh một số vấn đề:

+ Chứng minh nhu cầu sử dụng thẻ của doanh nhân;

+ Chứng minh năng lực sản xuất và hợp tác với các Công ty thuộc các nước khối APEC, ví dụ như: việc ký kết, thực hiện hợp đồng ngoại thương, …;

+ Giải trình, chứng minh các vấn đề liên quan đến các hoạt động ký kết, hợp tác kinh doanh trực tiếp với đối tác của các nền kinh tế thành viên APEC;

+ Chứng minh về việc tuân thủ các quy định của pháp luật về thuế, bảo hiểm xã hội;

+ Giải trình về việc không tham gia bảo hiểm xã hội, công ty nợ tiền thuế, vi phạm hải quan, …;

– Rủi ro hồ sơ bị trả về hoặc hồ sơ không được thông qua.

– Không cập nhật tiến độ xử lý thẻ thường xuyên dễ dẫn đến các khó khăn khi giải quyết các vấn đề phát sinh.

– Ngoài ra, do đã phát hiện nhiều trường hợp doanh nhân xin cấp thẻ không nhằm mục đích thực hiện các hoạt động thương mại mà vì mục đích cá nhân như đi du lịch, nghỉ dưỡng, … Do đó, hiện tại các cơ quan có thẩm quyền cũng khó khăn và gắt gao hơn trong việc kiểm tra, xem xét hồ sơ xin cấp thẻ. Chính vì thế, nếu doanh nhân hoặc công ty tự mình xin cấp thẻ sẽ gặp khó khăn hơn bình thường.

→ Để giảm thiểu khó khăn và tránh các rủi ro có thể phát sinh khi làm thẻ APEC, Công ty Luật CIS khuyến nghị doanh nhân hoặc Công ty nên tìm đến các Công ty hoặc Tổ chức chuyên nghiệp trong mảng này để sử dụng dịch vụ làm thẻ APEC giúp bạn tiết kiệm được thời gian, công sức thậm chí là cả chi phí.

8. Dịch vụ xin cấp mới thẻ APEC trọn gói ở TP.HCM

Với bề dày kinh nghiệm trong việc thực hiện các thủ tục xin cấp thẻ APEC, Công ty Luật CIS tự hào hỗ trợ cho nhiều đối tác được sở hữu chiếc thẻ ưu việt này.

the-apec-tphcm

Những lợi thế khi sử dụng dịch vụ tại Công ty Luật CIS:

– Tỉ lệ hồ sơ đã xử lý thành công: 100%;

– Dịch vụ làm thẻ APEC trọn gói tại TP.HCM, giá cả cạnh tranh, uy tín;

Nhiều kinh nghiệmquan hệ tốt với cơ quan Nhà nước;

Tư vấn hoàn toàn miễn phí;

– Soạn thảo và nộp hồ sơ làm thẻ APEC nhanh chóng;

– Theo dõi, cập nhật tình trạng hồ sơ thường xuyên;

– Nhiều dịch vụ hậu mãi: tư vấn lập báo cáo tình hình sử dụng thẻ APEC hàng năm miễn phí, tư vấn đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu công ty miễn phí.

Trên đây là thông tin về dịch vụ xin cấp mới thẻ APEC ở TP.HCM năm 2024. Nếu bạn có vướng mắc về dịch vụ xin cấp mới thẻ APEC ở TP.HCM năm 2024 hay bạn có nội dung nào chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý, hãy liên hệ ngay với Luật sư của Công ty Luật CIS theo thông tin sau:

CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3911 8581 – 3911 8582             Hotline: 0916 568 101

Email: info@cis.vn